Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop
Vào đăng kí đi em yêu.
Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop
Vào đăng kí đi em yêu.
Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop

Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop
 
Trang ChínhTrang Chính  Cổng Thông TinCổng Thông Tin  Tìm kiếmTìm kiếm  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  HangdocHangdoc  Tài liệu Tài liệu  Ảnh đẹp dien tuẢnh đẹp dien tu  Youtube.comYoutube.com  Yahoo.vnYahoo.vn  Dantri.comDantri.com  VietnamnetVietnamnet  Mp3.zingMp3.zing  NhaccuatuiNhaccuatui  TamtayTamtay  Ebook.eduEbook.edu  
Bài viết mớiThống kê
Game cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn Trả lờiGame cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn - 8 Trả lời
Ileana sexy nóng song _Manasa từ munna @ HOTsongsGuru Trả lờiIleana sexy nóng song _Manasa từ munna @ HOTsongsGuru - 5 Trả lời
Tâm Tít Hà Nội Trả lờiTâm Tít Hà Nội - 4 Trả lời
huong dan cai orcad 10.5 Trả lờihuong dan cai orcad 10.5 - 4 Trả lời
Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh Trả lờiPhần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh - 3 Trả lời
Nguyễn Hà Linh (khối Hóa) Trả lờiNguyễn Hà Linh (khối Hóa) - 3 Trả lời
Các phần mềm thiết kế đồ họa hiện nay (download) Trả lờiCác phần mềm thiết kế đồ họa hiện nay (download) - 3 Trả lời
Ma trận phím 4x4 Trả lờiMa trận phím 4x4 - 2 Trả lời
Internet Download Manager 5.19 Build 3 (26/5/2010) Trả lờiInternet Download Manager 5.19 Build 3 (26/5/2010) - 2 Trả lời
Game 8 diễn nghĩa - phần 1 Trả lờiGame 8 diễn nghĩa - phần 1 - 2 Trả lời
Mạch Led Trái Tim [p1] lượt xemMạch Led Trái Tim [p1] - 9307 Xem
Ma trận phím 4x4 lượt xemMa trận phím 4x4 - 7429 Xem
huong dan cai orcad 10.5 lượt xemhuong dan cai orcad 10.5 - 7141 Xem
Bai tap tieng anh New headway (new) 2 lượt xemBai tap tieng anh New headway (new) 2 - 5574 Xem
Hướng dẫn sử dụng protel 99 SE (word 2003) lượt xemHướng dẫn sử dụng protel 99 SE (word 2003) - 5171 Xem
IDM.6.05.Build.10.Retail full download ! lượt xemIDM.6.05.Build.10.Retail full download ! - 3945 Xem
Phần mềm mô phỏng pinnacle lượt xemPhần mềm mô phỏng pinnacle - 3837 Xem
[Meo]Tự làm một bóng đèn dùng nguồn USB lượt xem[Meo]Tự làm một bóng đèn dùng nguồn USB - 3595 Xem
Phần mềm ocad 15.7 lượt xemPhần mềm ocad 15.7 - 3572 Xem
[Mẹo] Mẹo vặt khi sử dụng Orcad lượt xem[Mẹo] Mẹo vặt khi sử dụng Orcad - 3451 Xem
Bài viết trong ngày
Các bài viết trong tháng
Thống kê tổng thể
Topic sôi nổi nhất
Topic xem nhiều nhất
Thành viên có nhiều chủ đề nhất
Thành viên post bài nhiều nhất trong một tuần
Thành viên post bài nhiều nhất trong tháng
Top poster
Số topic trong tháng
HD tổng quát
Codes
Skins
Tổng hợp Skins

 

 IC 555 - nguyên tắc, ứng dụng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 223

Cảm ơn : 2
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : Ninh binh
Châm ngôn : Cuộc đời là bất công Hãy cùng nhau tạo nhiều bất công !

Character sheet
Sinhvien: sinh vien

IC 555 - nguyên tắc, ứng dụng Empty
Bài gửiTiêu đề: IC 555 - nguyên tắc, ứng dụng   IC 555 - nguyên tắc, ứng dụng I_icon_minitimeSun Apr 17, 2011 11:11 pm



Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ với việc dễ dàng tạo được xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều chế được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung đóng cắt hay là những mạch dao động khác.Đây là linh kiện của hãng CMOS sản xuất .Sau đây là bảng thông số của 555 có trên thị trường :






+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)
+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất lớn nhất là : 600mW
* Các chức năng của 555:
+ Là thiết bị tạo xung chính xác
+ Máy phát xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)
Đấy chỉ là những thông số cơ bản của 555. Còn những thông số khác các bạn tham khảo datasheet!

1 : Giới thiệu, sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý, chân của 555


IC thời gian 555 được du nhập vào những năm 1971 bằng công ty Signetics Corporation bằng 2 dòng sản phẩm SE555/NE555 và được gọi là máy thời gian và cũng là loại có đầu tiên. Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện tử với chi phí tương đối rẻ, ổn định và những mạch tổ hợp cho những ứng dụng cho đơn ổn và không ổn định. Từ đó thiết bị này được làm ra với tính thương mại hóa. 10 năm qua một số nhà sản suất ngừng sản suất loại IC này bởi vì sự cạnh tranh và những lý do khác. Tuy thế những công ty khác lại sản suất ra những dòng này

Các dạng hình dáng chân của 555 trong thực tế:


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




Hình dạng của 555 ở trong hình 1 và hình 2. Loại 8 chân hình tròn và loại 8 chân hình vuông. Nhưng ở thị trường Việt Nam chủ yếu là loại chân vuông.


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




Nhìn trên hình 3 ta thấy cấu trức của 555 nó tương đương với hơn 20 transitor , 15 điện trở và 2 diode và còn phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trong mạch tương đương trên có : đầu vào kích thích , khối so sánh, khối điều khiển chức năng hay công suất đầu ra.Một số đặc tính nữa của 555 là : Điện áp cung cấp nằm giữa trong khoảng từ 3V đến 18V, dòng cung cấp từ 3 đến 6 mA.

Dòng điện ngưỡng xác định bằng giá trị lớn nhất của R + R . Để điện áp 15V thì điện trở của R + R .phải là 20M
Tất cả các IC thời gian đều có 1 tụ điện ngoài để tạo ra 1 thời gian đóng cắt của xung đầu ra. Nó là một chu kì hữu hạn để cho tụ điện (C) nạp điện hay phòng điện thong qua một điện trở R. Thời gian này nó đã được xác định và nó có thể tính được thong qua điện trở R và tụ điện C


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới



Mạch nạp RC cơ bản như trên hình 4B Giả thiết tụ điện ban đầu là phóng điện.Khi mà đóng công tắc thì tụ điện bắt đầu nạp thông qua điện trở. Điện áp qua tụ điện từ giá trị 0 lên đến giá trị định mức vào tụ. Đường cong nạp được thể hiện qua hình 4A.Thời gian đó nó để cho tụ điện nạp đến 63.2% điện áp cung cấp và hiểu thời gian này là 1 hằng số. Giá trị hằng số thời gian đó có thể tính bằng công thức đơn giản sau:

t = R.C



Đường cong nạp của tụ điện

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




2 :Chức năng của từng chân của 555


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




IC NE555 N gồm có 8 chân.

+ Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho IC hay chân còn gọi là chân chung.
+ Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được dùng như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở đây dùng các transitor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.
+ Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức cao nó tương ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0 tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0 này ko được 0V mà nó trong khoảng từ (0.35 ->0.75V) .
+ Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này lên VCC.
+ Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND. Chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.
+ Chân số 6(THRESHOLD) : là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp khác và cũng được dùng như 1 chân chốt.
+ Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bỡi tầng logic của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động .
+ Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng bít đó là chân cung cấp áp và dòng cho IC hoạt động. Không có chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp từ 2V -->18V (Tùy từng loại 555 nhé thấp nhất là con NE7555)

3: Cấu tạo bên trong và nguyên tắc hoạt động
a) Cấu tạo:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nhìn trên sơ đồ cấu tạo trên ta thấy cấu trúc của 555 gồm : 2 con OPAM, 3 con điện trở, 1 transitor, 1 FF ( ở đây là FF RS):
- 2 OP-amp có tác dụng so sánh điện áp
- Transistor để xả điện.
- Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset

b) Nguyên tắc hoạt động:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




Ở trên mạch trên ta bít là H là ỏ mức cao và nó gần bằng Vcc và L là mức thấp và nó bằng 0V. Sử dụng pác FF - RS
Khi S = [1] thì Q = [1] và = Q- = [ 0].
Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].
Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.
Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.
* Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:
- Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của Opamp1) có mức logic 1(H).
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0(L).
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.
* Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
- Transistor vẫn ko dẫn !
* Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.
- R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.
- Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.
- /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
- Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C
- Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C
nhảy xuống dưới 2Vcc/3.

* Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:
- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
- Transistor vẫn dẫn !
* Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3:
- Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.
- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.
- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
- /Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và
tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.
Nói tóm lại các bạn cứ nên hiểu là :
Trong quá trình hoạt động bình thường của 555, điện áp trên tụ C chỉ dao động quanh điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3. (Xem dường đặc tính tụ điện phóng nạp ở trên)
- Khi nạp điện, tụ C nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3, và kết thúc nạp ở thời điểm điện áp trên C bằng 2Vcc/3.Nạp điện với thời hằng là (Ra+Rb)C.
- Khi xả điện, tụ C xả điện với điện áp ban đầu là 2Vcc/3, và kết thúc xả ở thời điểm điện áp trên C bằng Vcc/3. Xả điện với thời hằng là Rb.C.
- Thời gian mức 1 ở ngõ ra chính là thời gian nạp điện, mức 0 là xả điện.

3 ) Công thức tính tần số điều chế độ rộng xung của 555

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới



Nhìn vào sơ đồ mạch trên ta có công thức tính tần số , độ rộng xung.
+ Tần số của tín hiệu đầu ra là :


f = 1/(ln2.C.(R1 + 2R2))




+ Chu kì của tín hiệu đầu ra : t = 1/f

+ Thời gian xung ở mức H (1) trong một chu kì :


t1 = ln2 .(R1 + R2).C




+ Thời gian xung ở mức L (0) trong 1 chu kì :


t2 = ln2.R2.C




NHư vậy trên là công thức tổng quát của 555. Tôi lấy 1 ví dụ nhỏ là : để tạo được xung dao động là f = 1.5Hz . Đầu tiên tôi cứ chọn hai giá trị đặc trưng là R1 và C2 sau đó ta tính được R1. Theo cách tính toán trên thì ta chọn : C = 10nF, R1 =33k --> R2 = 33k (Tính toán theo công thức)

4 ) Các dạng mạch dao động từ 555
a ) Mạch báo động âm thanh dùng SCR


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




b) Mạch báo nguồn điện


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




c) Mạch khóa nghiêng


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




d) Cảnh báo mất điện


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




e ) Máy nhịp điệu âm thanh


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




f) Dao động CW


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




g) Trigio Smith


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




h) Dao 2 IC 555 trog thí nghiệm âm thanh


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




i) Mạch nhấp nháy 2 LED


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới




Như trên tôi đã giới thiệu qua về iC 555 và những mạch ứng dụng của nó!
Bài viết trên tôi có sự tham khảo hình ảnh của những tài liệu nước ngoài và tài liệu nước ngoài!

(Nguồn hoiquandientu.com)


Về Đầu Trang Go down
https://sinhvien.0wn0.com
 
IC 555 - nguyên tắc, ứng dụng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tải và sử dụng Norton Antivirus 2011 bản dùng thử 90 ngày
» Nguyễn Hải linh
» Nokia đang chờ một 'kỷ nguyên mới'
» Nguyễn Hà Linh (khối Hóa)
» O NOI CUOI DUONG - ANDY NGUYEN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sinh vien dien tu k2 thái nguyên cute tu hop :: Tài liệu :: Tài liệu chuyên ngành điện tử-
Chuyển đến